Menu

16. VIẾT LỜI BÌNH CHO PHÓNG SỰ

Lời mở đầu, lời kết (lời bình ở đầu và ở cuối phóng sự) rất quan trọng đối với sự rõ ràng và tác động của phóng sự đến khán giả. Phóng sự tiến triển theo từng trường đoạn nhờ vào “lời bình giải thích” được hỗ trợ bằng các minh họa hay các hình ảnh-then chốt được làm nổi bật bằng “lời bình đinh”. Lời bình có thể giới thiệu cuộc phỏng vấn hay làm rõ tình huống.

Ưu tiên viết lời mở đầu của phóng sự và gửi cho người dẫn bản tin.

Hai điểm lợi:

  • Người dẫn sẽ biết về phóng sự đủ sớm để viết lại lời dẫn và đưa phóng sự vào bản tin thời sự hiệu quả
  • Bằng cách trao cho người dẫn tất cả những thông tin về bối cảnh của phóng sự, phóng viên có thể bắt đầu bằng một lời mở đầu mạnh mẽ.

Lựa chọn thông tin cho lời bình.

Bài viết của phóng viên trước khi dựng hình không phải là một lời bình. Đó là một “kho tạm trữ” thông tin (là các nội dung “nháp”), từ đó phóng viên sẽ:

  • Trích ra những yếu tố dành cho chú thích chú giải, những yếu tố cho lời dẫn
  • Bỏ tất cả những gì đã được nói trong hình ảnh, âm thanh và các cuộc phỏng vấn
  • Sắp xếp những gì còn lại để tôn trọng việc cắt ghép và nhịp điệu của dựng hình, diễn đạt lại các câu cho phù hợp với truyền hình

Viết lời bình cho từng trường đoạn.

Có bao nhiêu trường đoạn nghe nhìn trong phóng sự thì phóng viên viết chừng ấy lời bình. Những lời bình này không luôn có cùng “kết cấu”:

  • Lời bình giải thích: dày đặc, độc lập đối với những hình ảnh minh họa.
  • Lời bình đinh: nhấn mạnh vào các trường đoạn then chốt và nền bằng cách bổ sung thông tin mà hình ảnh không thể diễn đạt được. Lời bình “đinh” làm cho khán giả chú ý và sau đó có thể sẽ quan tâm đến lời giải thích trừu tượng hơn.
  • Những lời bình khác dẫn dắt hoặc diễn đạt lại những trích đoạn phỏng vấn để làm rõ hơn nội dung của phỏng vấn hay nhấn mạnh đến những điều kiện thực hiện phỏng vấn.

Chìa khóa của phóng sự: mở đầu hiệu quả và kết luận thích đáng

Sau khi viết lời bình, phóng viên xem lại phần đầu (lời mở đầu) và phần cuối (lời kết) của phóng sự. Dùng hai công thức: đơn giản về hình thức và phong phú về nội dung. Hai công thức này cùng được sử dụng, bao trùm chủ đề và thông điệp…

Chuốt lại văn phong

Lời bình thường quá dài và phóng viên có xu hướng tăng tốc độ đọc. Không cần giản lược nội dung, luôn có thể giảm nhẹ hình thức của một lời bình:

  • Tăng giá trị của những từ khóa bằng cách xóa những từ vô ích xung quanh
  • Tránh những từ lặp đi lặp lại hay làm nhiễu hình ảnh
  • Tránh những từ đã xuất hiện trong lời dẫn hay trong trích đoạn phỏng vấn.
  • Chọn một “chùm” từ có nghĩa, được tuyển lựa để tóm tắt phóng sự như một loại “bảng quy chiếu” duy nhất và độc đáo tạo dấu ấn cho phóng sự
  • Chú ý hiệu ứng “halo”: chỉ một từ phức tạp (không được giải thích và vô ích) có thể làm nhiễu tổng thể lời bình (ngay cả khi lời bình rất đơn giản)