Menu

22. XEM LẠI ĐỂ TIẾN BỘ

Cũng như buổi họp ban biên tập, buổi xem lại để nhận xét các phóng sự là một công việc tập thể. Được thực hiện sau buổi phát, việc xem lại để nhận xét cần được thực hiện với một phương pháp cho phép tranh luận về bản tin thời sự, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của các phóng sự khi đặt chúng trong bối cảnh phát sóng. Qua một loạt buổi xem lại để nhận xét, ban biên tập sẽ tích lũy kinh nghiệm để cải thiện chất lượng của bản tin trong tổng thể.

Ai tham gia vào các buổi xem lại để nhận xét?

Những người phụ trách phần tư liệu, phóng viên biên tập hoặc người quay phim, kỹ thuật viên dựng hình, người viết kịch bản chi tiết, kỹ thuật viên âm thanh hay hình ảnh, cán bộ và nhân viên hành chính.

Tổ chức buổi xem lại để nhận xét như thế nào?

Một tuần hay một tháng một lần, tất cả mọi người tập trung lại và xem phóng sự truyền hình, không ghi chép. Sau khi xem, mỗi người ghi ngay và theo chủ quan những gì mình nhớ được, không cần “ép” bộ nhớ cũng không cần hình dung những điều kiện quay phóng sự hay những vấn đề khi sản xuất bản tin. Những người tham gia vào các buổi xem để nhận xét phải tập trung vào phần đã phát sóng và tranh luận về bản tin y như bản tin mà khán giả truyền hình đã xem.

Buổi xem lại để nhận xét không đề cập đến những vấn đề về biên tập (đã đề cập đến trong cuộc họp ban biên tập và cuộc họp dự kiến nội dung), cũng không đề cập đến các vấn đề tổ chức kỹ thuật hay nhân sự.

Phiếu phân tích một phóng sự thời sự

1/ Phóng sự được trình bày trong một câu: CHỦ ĐỀ ————– : ————— THÔNG ĐIỆP

2/ HÌNH ẢNH hay ÂM THANH chủ đạo còn lưu lại trong trí nhớ: —————-

3 / TƯƠNG QUAN HÌNH ẢNH/ÂM THANH có thích đáng không?

4/ Phóng sự thuộc một THỂ LOẠI xác định được

  • Đó thực sự là một phóng sự cho thấy thực tế hiện trường: Nó bao gồm những tình huống, phỏng vấn trong tình huống, dẫn từ hiện trường và lời bình phục vụ cho hình ảnh và âm thanh.
  • Đó là một tin “bổ trợ”: lời bình chứa thông tin và lời giải thích được củng cố bằng minh họa và/hay đồ họa.
  • Đó là một hồ sơ: phóng sự dài gắn kết nhiều góc độ hay biến thể của một chủ đề qua nhiều phóng sự.

5/ Phóng sự được nâng giá trị bằng LỜI DẪN của biên tập viên

6/ CÂU MỞ ĐẦU là một câu dễ nhớ nêu bật chủ đề của phóng sự

7/ LỜI KẾT tóm tắt NỘI DUNG và thông tin được phát, và/hoặc đưa ra một kết có tính gợi mở

8/ Phóng sự được bổ sung bằng một CHÂN BÀI của người dẫn

9/ Các PHỎNG VẤN trong phóng sự thích đáng

10/ Các THÔNG TIN đầy đủ và gắn kết

11 / THỜI LƯỢNG và NHỊP ĐIỆU của phóng sự phù hợp với chủ đề

12/ Phóng sự được LỒNG GHÉP TỐT trong tổng thể bản tin thời sự