Từ cảnh đến trường đoạn
Bước đầu tiên là chọn lựa trong băng nháp điểm vào và điểm ra cho phép phân loại cảnh quay với cảnh sẽ sử dụng trong một trường đoạn. Thông thường một cảnh đơn lẻ không có ý nghĩa gì, để nó có ý nghĩa, cần lồng cảnh đó vào một trường đoạn, một loạt liên tiếp các cảnh, ít nhất ba cảnh, thường thuộc về cùng “một cụm cảnh trong băng nháp”
Cảnh trường đoạn là một ngoại lệ của quy tắc này, bản thân nó là một trường đoạn đầy đủ. Khi dựng, việc ráp, cắt cảnh và một số cách thức được sử dụng để chuyển từ cảnh này sang cảnh khác một cách trôi chảy, để khôi phục tính thống nhất về không gian, thời gian và hành động. Ngược lại, những phương pháp và thủ thuật khác được sử dụng để nêu rõ sự thay đổi (về địa điểm, thời gian, hành động) hoặc để cho khán giả truyền hình thấy rõ là có một sự ngắt quãng trong tính liên tục (như một cuộc phỏng vấn được dựng lại chẳng hạn).
Ráp hình (Raccords)
Về kỹ thuật, ráp hình là chuyển từ cảnh này sang cảnh tiếp theo. Có cả một hệ thống quy định về hình ảnh và âm thanh để thực hiện trôi chảy việc cắt ghép:
- Ráp hình theo trục (chuyển cỡ cảnh mà không thay đổi trục máy quay)
- Ráp hình theo động tác máy (ưu tiên sự trôi chảy bằng cách chuyển từ động tác này sang động tác khác)
- Ráp hình cắt ghép được gọi là “cảnh trên cảnh” (nên tránh cảnh giả = cùng cỡ cảnh và cùng trục).
“Trám hình”
Là một hình ảnh được chèn vào giữa hai cảnh để tránh việc ráp hình tồi hay để không lộ nhảy hình khi dựng phỏng vấn. Các kỹ thuật viên từ chối thuật ngữ “trám hình”: dựng hình tốt không thể có những cảnh “lấp chỗ trống” hay cảnh không có ý nghĩa.
Phương pháp và thủ thuật
Phóng sự thời sự có thể sử dụng các thủ thuật hình ảnh:
- Làm chậm đi hay nhanh hơn
- Chuyển mờ/nét
- Chồng mờ liên tiếp, chồng mờ trắng hay đen
- Lộ sáng…
Tất cả những phương pháp này là những công cụ không thể thay thế được đối với kỹ thuật viên dựng hình nắm vững thủ thuật. Tuy nhiên, không có thủ thuật nào có ý nghĩa khi không gắn với mục đích dựng hình cụ thể: một hình ảnh “quay chậm” không nhất thiết là “thơ mộng”, một cảnh “chồng mờ sang đen” không luôn có nghĩa là “quay lại quá khứ”. Những thủ thuật này chỉ có nghĩa trong một phóng sự. Nếu bị lạm dụng hay theo ý nghĩa khuôn mẫu thị giác, những thủ thuật này nhanh chóng trở thành nhiễu.
Một khi đã ghép trường đoạn, time line cho phép nhìn thấy hiệu quả và độ trôi chảy của xâu chuỗi trường cảnh, nhịp điệu của phóng sự và nhất là sự gắn kết hình ảnh và âm thanh:
bình luận | PHỎNG VẤN | ÂM THANH THEN CHỐT (nền ) | Bình luận hình ảnh | Phóng viên tại trường quay |
minh họa | Khuôn hình phỏng vấn | (nền) hình ảnh |
XXXXXXXXXX HÌNH ẢNH THEN CHỐT |
Cảnh tình huống |
Hiệu ứng “Koulechov” cho thấy cùng một cảnh sẽ có ý nghĩa khác nhau khi được đặt ở những bối cảnh khác nhau:
- Cảnh mặt một nhân vật bộc lộ tình cảm một cách trung tính dường như sáng lên nếu khi dựng, ta đặt cảnh này ở giữa cảnh phụ nữ lả lơi và cảnh bàn đầy thức ăn;
- Ngược lại, nếu dựng cảnh này giữa cảnh những quan tài và cảnh đống đổ nát thì mặt của nhân vật dường như tối đi.
Điều mà hiệu ứng “Koulechov” dạy chúng ta, đó là một cảnh sẽ có ý nghĩa khi nó được đặt cạnh những cảnh khác. Đó là nguyên tắc cơ bản của dựng hình.