Menu

09. Làm chủ công cụ phỏng vấn

Dù dưới hình thức nào và độ dài bao lâu, phỏng vấn là một trong những phần gây ấn tượng nhất của phóng sự. Sự “có mặt” của người được phỏng vấn tượng trưng cho những ý tưởng được chọn lựa và cần được dàn dựng bởi tổng hợp những yếu tố sau một cách thuần thục: khung cảnh, các khuôn hình khác nhau, tiếng động thu được đóng góp cho ý nghĩa của phỏng vấn và thu hút khán giả.

Vai trò của người quay phim:

  • Luôn luôn ưu tiên những cuộc phỏng vấn ngay tại hiện trường

Người thợ làm bánh đứng trước lò, họa sĩ với mẫu, cầu thủ bóng đá đang luyện tập trên sân… bối cảnh trong đó người được phỏng vấn sống và hoạt động sẽ làm giàu nội dung của phỏng vấn.

  • Chăm chút khung cảnh phỏng vấn để mang lại thông tin

Nếu cuộc phỏng vấn dài và khi dựng chỉ một phần được trám hình thì các hình ảnh minh họa hay hình cắt phải bổ sung cho ý nghĩa của phỏng vấn.

  • Chọn cỡ cảnh phục vụ cho ý tưởng

– cảnh cận: nội dung gần gũi
– cảnh trung (sát ngực): nội dung chung chung
– cảnh bán-toàn hay toàn: nội dung trang trọng (tuyên bố chính thức hay đại chúng)

  • Chú ý tới thông tin chú giải (synthés):

Khung hình người được phỏng vấn phải chừa ra khoảng 1/5 bên dưới để bắn phụ đề hay viết tên và chức danh những người được phỏng vấn.

  • Đổi khuôn hình hay hướng nhìn mỗi khi thay đổi chủ đề với người được phỏng vấn
  • Trước khi quay, kiểm tra khuôn hình bắt cận để tránh những hậu cảnh gây nhiễu (cành cây trên đầu người được phỏng vấn, biển “WC”, v.v.:

Chính cảnh cận sẽ ấn định độ chính xác của cảnh rộng.

  • Kiểm tra để hậu cảnh và tiếng động nền của phỏng vấn không làm sao nhãng sự chú ý
  • Chú ý để người được phỏng vấn không bao giờ nhìn trực diện máy quay:

Để cho ánh mắt của người được phỏng vấn gần với ống kính mà không trực tiếp nhìn thẳng vào ống kính, phóng viên phải đứng gần người quay phim và cầm mic bằng tay đối ngược lại với máy quay.

Các cách thức khác

  • Người phỏng vấn lọt vào khuôn hình

Phóng viên chỉ xuất hiện trong khuôn hình nếu sự có mặt của anh ta cùng với người được phỏng vấn mang lại thông tin: để cho thấy phóng viên đang ở cùng một hoàn cảnh với người được hỏi, hay để chỉ rõ các bước của một cuộc điều tra.

  • Phỏng vấn theo kịch bản

Ngay cả khi không có khả năng nào khác cũng không nên làm.

Phỏng vấn theo kịch bản chỉ được chấp nhận nếu người được phỏng vấn đồng ý diễn lại trước ống kính những cử chỉ hay một tình huống mà đằng nào anh ta cũng làm ngay cả khi không được phỏng vấn.

  • Phỏng vấn trong lúc đi bộ

Đó là một cách thức có thể làm hình ảnh năng động và tạo cơ hội chiếu trên cảnh nền chủ đề được đề cập đến trong phỏng vấn.

  • Phỏng vấn qua điện thoại là một hình thức dở nhất

Chỉ sử dụng khi người trả lời ở nơi không ai đến được, khi muốn bảo vệ danh tính cho người được phỏng vấn, hay khi quá cấp bách. Thường thì nên sử dụng những thông tin thu được qua điện thoại để cho vào lời bình.