Vai trò của lời dẫn: làm tăng giá trị của phóng sự trong Bản tin thời sự
Để viết lời dẫn, người dẫn chương trình dựa trên các yếu tố dẫn và thông tin do các phóng viên cung cấp và, nếu anh ta có thời gian, xem các phóng sự khi chúng đã sẵn sàng để phát sóng. Lời dẫn phải:
- Đặt phóng sự vào bối cảnh của nó (lịch sử, địa lý)
- Đưa ra những thông tin về sự kiện dẫn đến phóng sự: họp báo, sự kiện thực tế, lễ kỷ niệm, tưởng niệm, những sự kiện mang tính lặp lại hay dự báo trước được.
- Nâng giá trị của việc xử lý và góc độ: độc chiếm, độc đáo, gần gũi, tính tiếp nối của thông tin
Chân bài để bổ sung thông tin cho phóng sự
Sau khi phát phóng sự, người dẫn có thể bổ sung phóng sự bằng một lời bình trên trường quay để:
- Mang đến một thông tin hữu dụng: số điện thoại, địa chỉ, ngày tháng
- Thông báo phần tiếp theo của phóng sự trong những bản tin tiếp theo
- Đánh dấu đoạn kết của một giai đoạn đặc biệt hay một hồ sơ.
Các tít mở đầu bản tin thời sự:
Trên truyền hình, các tít thường là tít bằng hình ảnh có phụ đề chạy dưới và được bình off bởi người dẫn. Mỗi bản tin có 3 hoặc 4 tít.
- Những tít đầu tiên phản ánh thứ tự của thông tin.
- Để giữ chân khán giả đến tận cuối bản tin thời sự, tít cuối cùng thường nói về một phóng sự nằm cuối bản tin (chuyên mục văn hóa hay thể thao)
- Để thu hút sự chú ý của khán giả, bản tin có thể bắt đầu bằng một phóng sự mà không cần thông báo trong phần tít: đó là một “mở đầu giả” phản ánh “sự kiện quan trọng trong ngày” hay một thông tin nóng hổi…
- Bản tin thời sự có thể kết thúc bằng việc nhắc lại một hay nhiều tít chính.
Mỗi tít bao gồm 2 đến 3 câu ngắn được viết theo cách hoàn toàn tương ứng với chủ đề và góc nhìn được khai thác trong phóng sự và được thông báo trong lời dẫn.
Trung thành với nội dung, nhưng người dẫn phải tránh lặp lại cùng cách diễn đạt ở các mức khác nhau:
TÍT: « Những con số khủng khiếp về an toàn đường bộ với 8500 người chết năm 1998. Bảng tổng kết nặng nề nhất từ mười năm nay”
PHỤ ĐỀ: ĐƯỜNG BỘ: TỬ VONG TRẺ
LỜI DẪN: “Năm ngoái, tại Pháp, cứ mỗi ngày lại có 23 người chết do tai nạn đường bộ. Một bảng tổng kết làm các cơ quan chức năng lo ngại bởi số người tử vong tăng 5,6%. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là thanh niên từ 18 đến 24 tuổi. Giao thông đường bộ là nguyên nhân gây tử vong đầu tiên. Cuộc sống của nhiều bạn trẻ tan vỡ chỉ trong chốc lát.”
LỜI BÌNH: “Đối với Audrey, 25 tuổi, mọi thứ đã đảo lộn vào ngày 25 tháng ba năm ngoái. Ngày hôm đó, cùng với bạn trai của mình, cô trở thành nạn nhân của tai nạn giao thông…”