Sau đây là ba sơ đồ có thể xảy ra:
Tin sâu có một tiếng động
Lời dẫn – góc độ của phóng sự:
-
Phần viết của nhà báo 20”
Trích phỏng vấn 30”
Phần viết của nhà báo 10”
Có nhiều tiếng động
-
Phần viết 1
Tiếng động 1
Phần viết 2 (kết nối giữa 2 tiếng động)
Tiếng động 2
Phần viết 3
Có tiếng động hiện trường
-
Phần viết 1
Tiếng động 1
Phần viết 2
Tiếng động 2
Phần viết 3
Tiếng động hiện trường
Tiếng động hiện trường
Tiếng động hiện trường
Các khả năng thì nhiều lắm. Nhà báo có thể phát huy tính sáng tạo của mình (cho thêm tiếng động). Nhưng phải chú ý THỜI GIAN.
Hai lời khuyên:
Khi có giọng phóng viên, ta luôn hạ âm lượng của tiếng động hiện trường (trộn). Giọng nói phải được nghe rõ.
Ta bắt đầu và kết thúc bằng cách fade nhẹ, như thế hay hơn. Nó tránh việc tiếng động bắt đầu một cách đột ngột và kết thúc như bị cắt cụt. Kỹ thuật viên trộn giọng của nhà báo trên nền tiếng động hiện trường cuối cùng, như thế sẽ còn hay hơn.
Độ dài một tin sâu có tiếng động:
Trong bản tin thì dài từ 1 đến 2 phút
Dài hơn khi ở ngoài bản tin hoặc khi là tạp chí
Điều đó phụ thuộc vào sự lựa chọn của tòa soạn của bạn. Chỉ cần biết rằng khi hết ba phút, tai người cần sự thay đổi. Trong một bản tin phát thanh, điều đó được thể hiện bằng việc đổi sang đề tài khác.
Làm một tin sâu có tiếng động thế nào?
- Theo cùng trình tự với việc dựng tiếng động (xem phiếu trước, số 20)
- Trước tiên, dựng các tiếng động – ngắn – 30”/20” hoặc ngắn hơn.
- Tách riêng các tiếng động hiện trường mà không dựng. Khi cần rút ngắn chúng, làm trên máy dựng rất dễ.
- Tiếp theo, ta tính tổng thời gian của các tiếng động và viết bài tuỳ theo độ dài còn lại.
- GHI ÂM bài viết sau khi đã đọc nhẩm nó.
- Đặt BÀI VIẾT và TIẾNG ĐỘNG cạnh nhau hoặc trên hai kênh khác nhau.
- Nếu vẫn quá dài: hãy rút ngắn tiếng động hoặc bài viết.