Menu

24. Từ vựng báo mạng

Có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng trên internet. Có một số thuật ngữ không tồn tại lâu, chỉ như mốt thời trang một mùa, còn một số khác thì vẫn tiếp tục được sử dụng. Dưới đây là một số thuật ngữ đươc lựa chọn, mang tính chủ quan, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ được sử dụng lâu dài...

Địa chỉ IP (internet protocol): tương ứng với một dãy số nhận dạng được gán cho từng máy kết nối với một mạng máy tính sử dụng giao thức Internet http (Hypertext transfer protocol hoặc protocole de transfert d’hypertexte), hoặc giao thức kết nối được sử dụng giữa các máy kết nối mạng clients (trình duyệt web) và máy chủ server (công ty dịch vụ máy chủ, quản lí và lưu trữ các trang của các web sites).

CMS (content management system): hệ thống quản lí nội dung (CMS) là một loại phần mềm cho phép quản lí một cách năng động các nguồn cung cấp khác nhau, nội dung và ứng dụng truyền thông đa phương tiện, trong môi trường web.

Data-journalisme: xử lí báo chí các cơ sở dữ liệu thu được từ khai thác thống kê hiệu quả, xác nhận một giả thiết về quan hệ nhân quả để giải thích một hiện tượng, rồi hiển thị kết quả một cách có phương pháp.

Fact-checking: phương pháp du nhập từ Mỹ (đặc biệt từ tờ New York Times), kiểm tra các thông tin do một nhà báo thu thập được (sự việc, trích dẫn, ngày tháng, địa điểm…). Phương thức sử dụng cộng đồng mạng này cũng được mở rộng, áp dụng cho trường hợp các bài diễn văn của các chính trị gia hoặc của tất cả các nhân tố thời sự khác, những người phát ngôn trước công chúng về các sự việc được coi như đã xác thực.

FAI (nhà cung cấp dịch vụ mạng): cơ quan hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối mạng internet, phần lớn các FAI là các công ty viễn thông.

Internet: cuối những năm 60, từ này có nguồn gốc từ thuật ngữ của Mỹ “internetting” (kết nối giữa các mạng). Internet là mạng của các mạng, World Wide Web (www) chỉ là một trong các mạng trao đổi điện tử.

Live Blogging (LB) hoặc Live Tweetting (LT): xử lí một sự kiện trực tiếp, hoặc trên một trang thông tin (LB), hoặc qua mạng micro-blogging Twitter (LT)

Tính trung lập của Net: thuật ngữ được đưa ra năm 2003 trong một bài báo của Tim Wu, trong đó khái niệm trung lập của web được định nghĩa như một nguyên tắc cơ bản, nó loại bỏ mọi sự phân biệt nguồn thông tin, cũng như điểm đến và nội dung thông tin được truyền tải lên mạng.

Open Data: theo nghĩa đen là “các dữ liệu mở”, trào lưu triết học và ảnh hưởng đòi quyền tiếp cận tự do thông tin công khai mà các cơ quan hành chính và chính quyền đang kiểm soát, vì cho rằng các dữ liệu này là tài sản công và tất cả cộng đồng đều có quyền sử dụng.

Pure-player – Trang thông tin thuần túy: có mặt trên mạng nhưng không gắn với phương tiện truyền thông truyền thống nào. Phần lớn trong số đó đều được thiết lập trên cơ sở tăng cường quan hệ mật thiết với độc giả, sử dụng các phương pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.

SEO (search engine optimization): tập hợp các quy trình kĩ thuật hoặc biên tập cho phép cải thiện định hướng tìm kiếm của một website trên công cụ tìm kiếm.

Tag hoặc hashtag: tập hợp các thuật ngữ liên quan tới một nội dung biên tập cho phép phân loại các bài báo, như vậy sẽ tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm theo ngữ nghĩa. Hashtag (tượng trưng bằng kí hiệu # đi liền với thuật ngữ) là phiên bản tag của Twintter.

Troll – Quỷ lùn: là những cư dân mạng can thiệp một cách khiếm nhã, khiêu khích và cực đoan vào một chuỗi thảo luận với một mục tiêu duy nhất là “phá rối” cuộc thảo luận. Giải pháp: không bao giờ trả lời bọn troll (don’t feed the troll).